Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Трава у дома

Поет Владимир Мигуля.

Земля в иллюминаторе
Земля в иллюминаторе
Земля в иллюминаторе видна
Как сын грустит о матери как сын грустит о матери
Грустим мы о Земле она одна
А звезды тем не менее а звезды тем не менее
Чуть ближе но все так же холодны
И как в часы затмения и как в часы затмения
Ждем света и земные видим сны

И снится нам не рокот космодрома
Ни эта ледяная синева а снится нам трава
Трава у дома зеленая зеленая трава

А мы летим орбитами путями не избитыми
Прошит метеоритами простор
Оправдан риск и мужество космическая музыка
Вплывает в деловой наш разговор
В какой-то дымке матовой
Земля в иллюминаторе
Вечерняя и ранняя заря
А сын грустит о матери а сын грустит о матери
Ждет сына мать а сыновей Земля

И снится нам не рокот космодрома
Ни эта ледяная синева а снится нам трава
Трава у дома зеленая зеленая трава

И снится нам не рокот космодрома
Ни эта ледяная синева а снится нам трава
Трава у дома зеленая зеленая трава
И снится нам не рокот космодрома
Ни эта ледяная синева а снится нам трава
Трава у дома зеленая зеленая трава




Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

ВСЁ ПРОЙДЁТ

Из кинофильма «Куда он денется!»

       Слова Л. Дербенёва, музыка М. Дунаевского

Вновь о том, что день уходит с земли,
В час вечерний спой мне.
Этот день, быть может, где-то вдали
Мы не однажды вспомним.

Вспомним, как прозрачный месяц плывёт
Над ночной прохладой.
Лишь о том, что всё пройдёт,
Вспоминать не надо.
Лишь о том, что всё пройдёт,
Вспоминать не надо.

Всё пройдёт: и печаль, и радость.
Всё пройдёт — так устроен свет.
Всё пройдёт, только верить надо,
Что любовь не проходит, нет.

Спой о том, как вдаль плывут корабли,
Не сдаваясь бурям.
Спой о том, что ради нашей любви
Весь это мир придуман.

Спой о том, что биться не устаёт
Сердце с сердцем рядом.
Лишь о том, что всё пройдёт,
Вспоминать не надо.
Лишь о том, что всё пройдёт,
Вспоминать не надо.

Всё пройдёт: и печаль, и радость.
Всё пройдёт — так устроен свет.
Всё пройдёт, только верить надо,
Что любовь не проходит, нет.

Вновь о том, что день уходит с земли,
Ты негромко спой мне.
Этот день, быть может, где-то вдали
Мы не однажды вспомним.

Вспомним, как звезда всю ночь напролёт
Смотрит синим взглядом.
Лишь о том, что всё пройдёт,
Вспоминать не надо.
Лишь о том, что всё пройдёт,
Вспоминать не надо.

Всё пройдёт — и печаль, и радость.
Всё пройдёт, так устроен свет.
Всё пройдёт, только верить надо,
Что любовь не проходит, нет.
Не проходит, нет...


Памяти Толкуновой Валентины "Я не могу иначе"

Я не могу иначе

(Музыка: Александра Пахмутова - Слова: Николай Добронравов)

Нет без тревог ни сна, ни дня.
Где-то жалейка плачет.
Ты за любовь прости меня
Я не могу иначе...

Я не боюсь обид и ссор
В речку обида канет,
В небе любви такой простой.
Сердце моё не камень.

Ты заболеешь, я приду,
Боль разведу руками.
Всё я сумею, всё смогу,
Сердце моё не камень.

Я прилечу, ты мне скажи...
Бурю пройду и пламень,
Лишь не прощу холодной лжи,
Сердце моё не камень.

Видишь, звезда в ночи зажглась?
Шепчет сынишке сказку...
Только бездушье губит нас,
Лечат любовь да ласка.

Я растоплю кусочки льда
Сердцем своим горячим.
Буду любить тебя всегда,
Я не могу иначе.

Буду любить тебя всегда,
Я не могу иначе.
Буду любить тебя всегда,
Я не могу иначе.


****************************************

EM KHÔNG THỂ NÀO KHÁC ĐƯỢC

Không có lo buồn, cuộc sống đâu còn
Lời gia-lei-ka khóc đâu đây
Xin anh hãy vì tình yêu, rộng lòng
Em không thể nào khác được mà.

Em không trốn chạy giận dỗi, bất hoà
Giận hờn sẽ cuốn trôi ra sông
Trái đất vẫn đầy tình yêu dạt dào
Đá có đâu là trái tim này.

Dù buồn rồi có em đến bên
Xua tan nỗi đau với bàn tay
Em mãi hết lòng và hết sức mình
Đá có đâu là trái tim này.

Em sẽ bay lại, nếu anh gọi
Dù cho lửa cháy hay bão giông
Chỉ xin anh đừng lừa dối phũ phàng
Đá có đâu phải trái tim này.

Anh thấy sao trời ngời sáng không kìa
Thì thầm cổ tích cho con nghe
Riêng có hững hờ làm ta đau buồn
Bay mất đi cả tình yêu dịu dàng.

Bằng tình nồng cháy trái tim em
Em đang phá tan đi tảng băng giá
Sẽ yêu anh trọn tận hết cuộc đời
Em không thể nào khác được mà.

Sẽ yêu anh trọn dù hết cuộc đời
Em không thể nào khác được mà.
Sẽ yêu anh trọn dù hết cuộc đời
Em không thể nào khác được mà.


(Thanhxuan1974 dịch)



Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

NHẬT KÍ HỒN TÔI


                              
                         Hà Nội, ngày... tháng... năm 20xx

Tôi đang buồn. Buồn thực sự. Một cái gì đấy nặng nề ngự trị trong lồng ngực. Nó ở đó, không thoát ra, đeo bám và nằng nặng. Lâu lắm rồi tôi không viết. Buồn là u ám. Buồn là không vui. Không thể gọi nó là cảm giác nhẹ nhàng và thật khó có cái gì làm cho lòng vơi đi. Cảm giác này có từ lâu lắm rồi. 5 năm hay sao? Ừ, ít nhất là 5 năm rồi.

Chẳng phải lúc nào cũng như lúc này. Một cái gì đó mơ hồ, mơ hồ nhưng nặng trĩu như đá đeo. Không rũ bỏ nó được. Nó ở bên trong. Khi ở tâm trạng đó, tôi không thiết làm gì. Không nghĩ ra làm cái gì. Đứng lên, đi ra ngoài ban công. Khu vườn rộng có rất nhiều sấu. Sấu cổ thụ, cành lá xum xuê. Đã là cuối tháng 6, lá sấu ở cữ xanh nõn nà. Nắng trải lên, những cành lá lao xao. Nhưng tôi chẳng thiết. Mắt lơ đãng nhìn ngắm hàng sấu mà dửng dưng. Chẳng thấy đẹp.

Vẫn nó, sự u ám, sự nặng trĩu đeo bám trong lòng.

Có lúc tôi quên được nó. Nhưng nó lại hiển hiện vào những ngày nắng, vào những ngày mưa, vào những ngày bất chợt… Những hôm tôi không thấy bóng dáng nó là những ngày nào ngày ơi. Những ngày công việc ngập lút đầu. Những ngày trong lòng ấm vì có em. Những ngày ở ngôi nhà em tươi cười và có vẻ mạnh khỏe.

Hai người… Hai thế giới…  Thế giới phân hai và lòng tôi tơi tả, xé rách. Những ngày che chắn được gió, được khỏa lấp và có cảm giác không có sự tách biệt. Cảm giác là thứ gắn liền với chủ quan, với tôi. Tôi tự quên đi, tôi không nghĩ tới sự tách biệt của hai người, của hai thế giới. Khi ấy nỗi nặng lòng kia đi đâu đó. Nó đi chơi, nó lang thang, nó trú ẩn ở một góc khuất trong rừng hồn.

Nỗi buồn xâm chiếm và ngự trị khi sự tách biệt hiển hiện. Nó có đó và tôi biết bao giờ làm chúng hàn gắn lại được. Một ngày nào đó tôi mơ tôi làm hàn gắn được chúng, hàn gắn những cái tách biệt … Chỉ nghĩ tới sự tách biệt là tâm hồn tôi như đeo gông, như đeo đá… Và khi ấy nỗi buồn hiện lên huy hoàng.

Nỗi buồn có mùi hoặc giả cái mệt cũng có mùi. Vòm miệng nhạt nhẽo, khô và đắng. Buồn không thể là cảm giác dễ chịu. Mùi của buồn, mùi của mệt mỏi là mùi rất khó tả, nó uể oải, dai dẳng, thoang thoảng. Mũi và miệng cảm nhận được nó.

Nỗi buồn ngự trị trong lòng, sau đó nó ngự trị cả vũ trụ. Sấu có xanh có mượt, nắng có vàng thì cũng chẳng là gì với nó. Mượt mà xanh, nắng vàng xuộm nổi lên trên và trong nền bàng bạc xám. Vẫn luôn thấy màu xám, lâu lắm rồi. Buồn có màu xám bạc.

Tôi đang ca bài ca buồn. Tôi đang nghĩ về cái buồn. Tôi đang quan sát lòng tôi trong khoảng lặng và nằng nặng của buồn. Mày hiện ra đi buồn ơi. Mày hãy chui ra đi nào. Mày hãy lên tiếng thông qua cái miệng khô đắng của tao đi. Tao vẫn luôn thầm nói với mày, còn mày thì lẳng lặng và yên bình. Mày nằm chềnh ềnh ra đấy. Mày luôn lặng im.

Tôi luôn lẩn tránh nỗi buồn. Nhưng nó vốn dĩ chẳng bao giờ buông tha tôi. Về địa lý thì nó thường khu trú trong khoảng không gian bên trong lồng ngực. Lồng ngực nằng nặng. Tôi luôn cảm thấy nó ở đó. Rồi có lúc nó chuyển xuống bụng. Nó làm lòng tôi nặng nề. Buồn ơi mi còn trú ẩn ở nơi nao?

Người ta nói nỗi buồn vơi đi. Đúng là thế. Có lúc nó vơi đi, có lúc nó đầy lên. Nó không có hình nhưng chắc chắn nó có thể tích. Thể tích buồn của tôi lớn đến cỡ nào hả giời?

Nỗi buồn không có hình có nghĩa là nó có rất nhiều hình. Nó là cảm giác? Nó là năng lượng? Nó là cả hai thứ đó.

Phật bảo nó là biểu hiện của sợ hãi. Sợ hãi nấp bên trong nó. Vậy là sợ hãi là hạt, là cái hạt cái nhân. Vậy thì buồn chính là cái quả. Quả thì có hình thù. Tôi chưa thấy quả có hình vuông. Nó có hình bầu dục, hình vo vo tròn…

Sợ hãi rắn đanh. Buồn thì mềm mại. Tôi cố tìm cái hạt mà chưa thấy, nó nhỏ, rắn và nằm ở tâm cái mềm mại mênh mông. Tôi đã thấy sự mềm mại như nhung. Tôi đã thấy hình thù của buồn, tôi chỉ thấy quả.

TƠ VÀNG



Ước tình xanh biếc lá dâu
Để tằm ăn rỗi cái câu phải lòng.
Tơ vàng cứ rối bòng bong,
Vò ai chín khúc mười mong ai gỡ dùm...

Thì xanh đi nhé hàng dâu biếc,
Cứ ngút ngàn xanh ngút bến bờ.
Lòng tằm ươm những vàng tơ óng,
Xe một trời tơ đầy nắng tơ.

Chiều nay tơ nắng trùm buông kín,
Kén rịn hồn tôi những sợị vàng.
Tơ vàng tôi để là tôi để,
Dệt vạn lời yêu một chữ... nàng.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

ĐÁY, ĐÁY ƠI!!!




Dòng sông Đáy quê tôi,
Sông trăng hay sông lụa…

Tôi rất thích bài hát này. Bài hát đã đụng đến cái thần một dòng sông và cả một miền quê yêu dấu nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời.

Sông Đáy khẽ lượn một vòng cung nhỏ đoạn chảy qua quê tôi. Khúc lượn ấy hướng vào phía làng Đôn Thư, thành ra chỗ ấy bị lém, bờ sông cao chênh vênh. Người làng phải đắp đá làm kè đoạn sông ấy từ hồi nào đó rất xa xưa.

Ngay sát chân đê là cái chợ èo uột, nhỏ bé với dăm ba lều quán xiêu vẹo. Các cụ bảo hồi trước chợ tấp nập đông vui, người thiên hạ mang hàng tới bán nhiều lắm. Bây giờ chợ có cái gì đó xơ xác, điềm báo làng nghèo đi. Dù thế thì nó vẫn là cái chợ đặc biệt. Làng bên có chợ Chuông nổi tiếng trong vùng, họp vào buổi sáng, phiên chính diễn ra vào mùng 4, mùng 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hàng tháng. Chợ làng tôi bây giờ cũng họp vào buổi sáng nhưng xưa kia chỉ họp vào buổi chiều. Cái tên chợ Chiều nghe man mác, luôn có tính gợi nhớ về một vùng quê nghèo, yên bình và đầy lắng dịu.

Từ chợ Chiều đi lên đê sẽ thấy một con đường đất rộng dẫn thẳng xuống sông. Nơi con đường gặp sông gọi là bến Ông Quản Long. Lũ trẻ chúng tôi thường ra chơi đùa với sông ở chỗ ấy.

Sông Đáy không lớn nhưng luôn có cái gì đó thơ mộng. Sông mơ màng, trong lành chảy giữa những bãi mía bãi ngô xanh ngút ngàn. Nét thơ mộng này của sông đã đi vào thơ ca:
“Sông trăng hay sông lụa…”.

Đứng ở bến Ông Quản Long nhìn ra, dòng sông như rộng lớn, mênh mông. Trong trí nhớ trẻ thơ, sông Đáy to lớn, gió luôn lang thang từ những bãi ngô bãi mía rộng lớn phía bờ bên kia thổi lại.

Nhà ông Quản Long trông lừng lững, nằm ngay sát mép bờ sông cao chênh vênh. Đó là một toà nhà kiên cố, có lẽ là kiên cố nhất làng. Ngôi nhà ngự trên nền đất rất cao phía trên và nhìn thẳng ra sông. Từ bến Ông Quản Long phải trèo lên hàng chục bậc đá mới tới được cái sân thênh thang.

Tôi không biết ông Quản Long. Lúc tôi ra đời thì ông đã quay về nơi ông đến. Con cháu ông là ai tôi cũng không được rõ. Nhìn ngôi nhà cổ với bức tường xây bằng đá tảng xù xì mà mạch vữa là những đường lượn phẳng lì điệu nghệ, chúng đã lên men thời gian. Rêu phong và cả rễ cây ló ra đâu đó. Chúng bám chắc vào đá. Ngôi nhà, bức tường đá đồ sộ ngay sát bờ sông làm tôi hình dung ông Quản Long phải là người to lớn, giàu có, nước da xạm phong trần.

Rêu phong và nét bàng bạc thời gian đã phủ bóng lên bức tường đá đồ sộ. Ngôi nhà có phần âm u với cái sân phía trên cao trong nỗi u mặc cứ lừng lững hướng nhìn ra sông làm mọi thứ trở nên huyền bí vô cùng.

Chỗ bờ sông và cả phía trên cao, nơi vườn nhà ông Quản Long, dọc theo bờ sông, có rất nhiều tre. Tre mọc um tùm. Tre được trồng là để chống chọi với gió mưa và với việc lở bồi của con sông. Cây cối che đi ánh sáng làm nơi bờ sông ngự trị một thứ không khí âm u huyền mặc. Cũng có thể phía ngoài sông, dòng sông khoáng đạt, ánh sáng tràn trề và luôn có xu thế muốn ùa vào bờ đã làm nổi bật sự tĩnh mịch và âm u của ngôi nhà.

Mẹ tôi bảo ngày xưa nơi này trên bến dưới thuyền. Căn cứ vào bức tường đá to lớn cao ngất ngưởng bên sông, ngôi nhà bề thế của ông trùm buôn bè Quản Long, tôi hình dung ra một thời tấp nập của con sông, một thời thịnh vượng của quê nhà.

Tuổi thơ tôi gắn bó nhiều với dòng sông, dù rằng lúc ấy sông không còn “trên bến dưới thuyền” nữa. Chỗ bến Ông Quản Long chỉ là nơi dân làng ra đó tắm giặt, là nơi hàng ngày có mấy thuyền của dân khai thác cát ghé vào. Bến vẫn được gọi là bến, bến Ông Quản Long.

Vào những dịp Tết, dân làng thường mang lá rong ra Bến ông Quản Long. Nước sông trong, sạch với những hòn đá nhẵn trơn nơi mép nước. Một lần tôi theo chị ra sông. Nhà tôi ở giữa làng. Để ra tới sông hai chị em phải chuẩn bị từ tối hôm trước. Chị đi trước, trên vai cái đòn gánh nâu bóng. Hai đầu đòn gánh móc vào hai cái quang tre. Chị để thúng lá rong lên một hòn đá. Tôi lội xuống sông, chân tôi giẫm vào những hòn đá trơn tuột. Nước mát trong lưng lửng nơi đầu gối. Trong buổi sáng cuối năm thơ ấu xa xôi, tôi cần mẫn cùng chị rửa từng chiếc lá xanh…

Lá rong để gói bánh chưng, người ta lấy ở trên rừng. Hai chị em phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới rửa xong chồng lá gói bánh chưng mà mẹ mua hôm trước ở chợ Chuông.

Bên lợi nước nơi bến Ông Quản Long, hàng ngày có những chiếc thuyền nan ghé vào. Ngay bên sông, chỗ bãi cát hẹp nằm sát mép nước, mỗi khi có một chiếc thuyền nan của dân chài nào đó cập vào là có dăm ba người trên bờ xúm lại. Họ xem và mà cả mua những món dân chài vừa đánh bắt được từ sông. Thường là những món nhỏ: dăm ba con cá bò vàng ươm, mấy con thờn bơn mình mỏng dẹt, có khi là mấy con chạch chấu to bằng nửa cổ tay, dài chừng gần mét. Có lần tôi thấy người ta mang lên bờ một con cá măng, dài bằng cái đòn gánh, đầu nhọn hoắt, vảy lấp lánh bạc.

Chỗ bến Ông Quản Long sông như rộng ra. Dân làng tôi nói rằng sông Đáy tới đây, nước chảy cuộn về phía làng, tạo ra vết lõm, vì thế chỗ ấy nước sâu. Dưới những mỏm đá lởm chởm dọc theo bờ sông có Nam, tức là vong hồn những người chết đuối. Nam luôn ẩn nấp đâu đó trong hang sâu, gần đáy sông. Các bà các cô trong làng, với giọng thì thào sợ sệt, kể rằng thỉnh thoảng Nam lại hiện lên trêu trọc hoặc bắt ai đó mang đi. Hàng năm, dù cái làng bé nhỏ, nhưng hình như đều có người chết đuối ở sông. Với lũ chúng tôi, tất cả chuyện ấy rất hiện hữu, có thật, cho dù bàng bạc một màu huyền thoại.

Nước sông trong. Xa bờ một chút, mặt sông lác đác những sào tre cắm xuống đáy sông, đầu nhô cao khỏi mặt nước. Sào tre là chỗ dân chài neo đậu thuyền. Những chiếc thuyền nan nghèo, thân và mái làm bằng những tấm đan bằng tre đực. Người ta pha những cây tre gộc ra thành những nan to và mỏng, đem phơi khô rồi đan lại thành những tấm phên. Tấm phên này lại được bồi các thứ nhựa cây, sơn và hắc ín nhiều lần rồi phơi nắng phơi sương, đến một lúc nào đó nó đã trở thành vật liệu bền vững, làm nên xương thịt của thuyền. Có thể vật liệu làm thuyền chủ yếu là những tấm phên đan bằng nan tre mà thuyền ấy gọi là thuyền nan thì phải.

Cả gia đình nhà chài sống trên chiếc thuyền đó. Thuyền chài lang thang trên sông, trong nắng, trong mưa và hình như trong cả…cuộc đời.

Trong đám con gái học cùng lớp với tôi hồi bé có Oanh. Oanh là con gái ông Chưởng, một dân chài chính cống. Tôi tiếc là biết rất ít về người bạn ấy. Năm kia về quê. Một lần gặp, Oanh chào mà tôi không nhận ra. Từ Oanh xinh xắn trong lớp ngày nào, nay đứng trước mắt tôi là người phụ nữ, như bao phụ nữ quê khác, dáng mệt mỏi, lam lũ vất vả in hằn. Tôi không dám hỏi nhưng biết chắc Oanh không còn là dân chài. Thuyền nan chẳng còn nữa. Dòng Đáy bây giờ không còn thuyền nan.

Khi đi xa rất nhớ dòng sông...
Đi đâu xa cũng nhớ về em…
Em đang đi,
Đi bên sông trở đầy nắng hồng…

Có một lời bài hát da diết như thế. Chẳng hiểu sao bài hát nào về sông cũng da diết. Tôi nghe và nhớ lắm dòng Đáy của tôi. Sẽ là thiệt thòi nếu ai đó trong đời không có một dòng sông của mình. Tôi luôn có một dòng sông. Tôi luôn nhớ nó. Đáy, dòng Đáy của tôi luôn mênh mang và tràn trề nước, hai bên bờ ngút ngàn mía và ngô. Tôi nhớ Đáy, nhớ những con chạch chấu đầu nhọn hoắt, những con cá bò vàng mũm mĩm nằm im trong những cái rổ thưa mà người dân chài bày bán ở chợ Chiều nơi chân đê. Tôi nhớ cả con măng dài bằng đòn gánh lấp lánh vảy bạc mà một lần tôi đã nhìn thấy.

Hồi học lớp 6, một lần giở cuốn sách giáo khoa, tôi đọc được câu thơ trong bài tập ngữ pháp:

Rồi lớn lên mỗi người mỗi ngả,
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông,
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng,
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến…

Tự nhiên thấy cảm động, xao xuyến về một cái gì đó rất mơ hồ.

Bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh làm tôi mê mẩn. Chẳng phải tôi mà Lộc, Thăng và những đứa trẻ gầy gò luôn lấm lem bùn đất quê tôi cũng thích bài thơ ấy. Còn nhớ, sau buổi học, mà chúng tôi có rất nhiều buổi học như thế, mấy đứa lại rủ nhau ra sông.

Trường cấp 2 nằm ngoài bãi. Có một con đường ra bến Ông Quản Long, nó nằm đằng sau trường. Mỗi lần đi theo con đường ấy ra sông, chúng tôi đều rất sợ, sợ… chó nhà ông Trịnh Cờ. Vài con lúc nào cũng thường trực như là chờ đợi. Chúng tôi đi qua trước cổng nhà ông Trịnh, mắt lấm lét canh chừng đàn chó. Lần nào cũng vậy, mấy con chó cứ gầm gừ rồi bất thần lao ra. Chó nhà ông Trịnh này dữ lắm, hình như lúc nào cũng là… chó đẻ.

Cũng giống như ở loài người, một con đã sủa là con khác hăng lên, ủng hộ, tiếp tay. Chống đỡ lại một con còn dễ chứ chống đỡ cả bầy là việc phức tạp. Lối qua cổng nhà ông Trịnh ấy luôn tiềm ẩn nguy hiểm bởi có cả một bầy chó dữ, chúng thường to lớn lộc ngộc. Dù nguy hiểm, chúng tôi vẫn thường xuyên phải đi qua đó, mỗi lần đến với sông.

Trưa mùa hè, nắng chói chang. Những đứa trẻ men theo con đường mòn đằng sau trường nhằm hướng trại ông Thương Vệ. Qua trại ấy đã là sông rồi. Trên sông có những bè nứa kên lại với nhau. Những bè nứa sắp thành hàng, từ bờ lan ra tới giữa sông. Nứa là của dân đi bè, họ khai thác những cây nứa xanh, to và thẳng đâu đó trên rừng rồi đóng thành bè và theo dòng nước đưa về tới tận làng tôi.

Nước Đáy trong xanh, mát rười rượi. Để cặp sách và quần áo trên bè nứa, chúng tôi vội vã phóng mình xuống dòng sông. Nước làm tôi thích thú. Tôi cùng đám bạn vùng vẫy thoả thích trong lòng con sông quê. Vừa bơi vừa lặn ngụp trong làn nước trong xanh, tôi vừa đọc vang những câu thơ vừa học trong sách vở một cách hào sảng và khoái trá:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng…

Những câu thơ chờn vờn trên mặt nước, những câu thơ oạp vào làn sóng miên man, theo sóng lan xa…

Thằng Thăng, thằng Lộc, và những thằng nào đó nữa, trong đấy có cả tôi, đã trở thành chim, những con chim non tung tăng bơi lội trên sông những trưa nào xa lắc…

Lớn lên, trong cuộc đời rộng lớn và ồn ã, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi gặp nhiều người không biết bơi.

Những thân chuối hay cái chậu men Trung Quốc mà dù nghèo nhưng nhà nào cũng có hồi ấy, cả những cái ao làng chật hẹp nông choèn, những cái ao ông Trương Thùng, ông Tượng, ao Quan, ao Cậu Đệ, chúng rất nông, bèo cái thường phủ đầy mặt ao, tất cả đã dạy tôi chập chững những…mét bơi đầu tiên. Chân tay quạt nước ùm ùm, tôi vùng vẫy, còn dòng Đáy, vào những trưa hè tuổi thơ xa lắc, đã luôn ôm ấp, bao bọc, trong mát hiền từ và thật bao dung.

Tôi đã gặp rất nhiều dòng sông trong đời. Những dòng sông thơ mộng, những dòng sông hùng vĩ, tôi gặp cả biển cả, nhưng dòng Đáy vẫn luôn là dòng sông quyến rũ linh thiêng. Nó luôn lai láng chảy, chảy mãi…

“Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng…”
Có người đã hát hộ tôi lời ấy…

Một chiều giữa chốn bụi bặm, ngột ngạt bê tông, lô xô vô lối, lộn xộn èo uột những con đường, những chung cư, những chen chúc… , trong hoang vắng, một mình, tự dưng lòng thổn thức khẽ gọi: Đáy, Đáy ơi!



XIN EM...



Xin em, xin em đừng xinh,
Để hồn tôi bớt chút tình ngẩn ngơ.
Xin em đừng hiện trong mơ,
Để tôi trong trắng bến bờ bình yên.

Xin em, xin em đừng cười,
Em đừng vui nói với người, đừng em.
Để tôi bận bịu lấm lem,
Nỗi niềm trần thế không em bộn bề.

Xin em, xin em đừng buồn, 
Chiều về đừng ngắm nắng luồn cửa song.
Cho tôi khỏi mỏi mòn mong,
Đời tôi bớt chút long đong nợ đời.

Xin em, xin em đừng tình, 
Đêm đêm đừng bốc cháy mình cùng ai,
Rồi tôi sẽ cố nguôi ngoai,
Khát thèm sóng sánh ở ngoài ái ân...

Xin em, em đừng là em,
Để hư vô hóa cũ mèm là tôi.

KỶ NIỆM LẠI ÙA VỀ


Cách đây vài năm, một lần tại Vũng Tàu, Quang Thái  bảo:
- Này Hải, mày còn nhớ bài thơ này không?
Nói đoạn, Quang Thái đọc, không ngân nga lắm:

Đêm nay ba đứa đứng canh trường,
Dưới bóng trăng tròn phảng phất hương...


Tôi hỏi Thái:

- Thơ của ai thế?
- Của mày đấy.


Quả là tôi đã quên. Nhưng nghe Thái kể, tôi cũng lờ mờ nhớ ra. Hồi đó học sinh phải trực trường. Trực vào ban đêm. Có một đêm có tôi, có trăng, có Thái  và... chẳng hiểu có ai đó nữa không hả trời?!!!

Kỷ niệm lúc này là việc Thái vẫn nhớ được mấy câu thơ thời cắp sách xa lắc xa lơ. Giữa tiếng sóng biển Vũng Tàu ì oạp, lúc đó tôi bảo Thái, giọng trầm lắm:

Tao hạnh phúc quá. Tao thấy mình hơn cả ông TH (
một nhà thơ mà tôi cho là vĩ đại nhất) vì có người thuộc thơ.

Về thơ, về thuở cắp sách, tôi còn có một kỉ niệm. Hồi đó là năm lớp 12. Cả lớp bận túi bụi chuyện học hành. Bài vở nhiều, nhưng cái chính là phía trước. Phía trước là tương lai, nó vốn luôn mờ mịt. Còn vài tháng là đến kì thi đại học. Dịp đó lớp bắt đầu rộ lên phong trào viết lưu bút.

Các bạn nữ coi việc này là hệ trọng. Vài thằng con trai, trong đó có tôi,
coi chuyện lưu bút là trò...trẻ con. Phải mãi sau này tôi mới hiểu ra: tôi đã có thời thật ngây ngô và không sâu sắc gì. Tôi không chú ý gì lắm đến việc sắm cho mình một cuốn sổ đẹp, sau đó đưa cho từng bạn và đề nghị viết... Tôi đã thật thiệt thòi khi không làm thế.

Quả thật hồi đó tôi thấy tôi ngu dại vô cùng!

Lớp ở
tòa nhà Unicef, tầng 2, phía cuối hành lang. Bây giờ nhà ấy không còn. Thay vào đó là những dãy nhà chung cư san sát, lô xô, chen chúc. Cách đây mấy năm, tôi đã một mình ngơ ngác đi tìm trường, tìm lớp, tìm lại dãy nhà Unicef và.. tôi đã lạc. Tôi đã bơ vơ trong khung cảnh bãi bể xưa không còn, trước mắt  chỉ là nương dâu xa lạ.


Vẫn biết đó là thời gian, là cuộc sống. Nó vốn vậy, mà hình như nó phải là vậy nhưng sao tôi vẫn thấy đã mất mát một cái gì đó.


Một buổi chiều chạng vạng, tôi mang đèn sách lên lớp.
Sau giờ cơm tối, mọi người thường lục tục lên lớp học. Cũng có người học ở nhà, tại phòng ngủ. Trên lớp lúc đó chỉ có Tuyến, người Thái Bình, biệt hiệu là Tuyến Già. Tuyến bị gọi thế vì trong đám con trai duy nhất Tuyến sinh năm 1964, tuổi Thìn.

Vốn nghịch ngợm, từng được một thầy trong trường tên là Hoạt gọi là "trùm ăn chơi tỉnh lẻ", tôi bảo Tuyến già:

- Mày viết đẹp, hãy viết lên bảng!

Tuyến cũng là tay nghịch ngầm nên đồng ý. Tuyến già đã nắn nót viết lên bảng bài thơ này:

Còn gì nữa mà chẳng chia ly
Ba năm Chuyên ngữ lấy gì làm vui.
Cho nên lưu niệm làm...khui,
Thôi đừng đưa nữa để tui học bài.


Bây giờ thấy bài thơ này (nếu nó được gọi là thơ) thật đáng sấu hổ, bậy nhất là vần...ui. Nhưng vào thời 30 năm trước sao tôi thấy nó...trí tuệ thế. Tôi cười sằng sặc, Tuyến cũng cười sằng sặc khi thấy bài thơ chễm chệ trên bảng.

Một lúc sau thì Thanh Lý bước vào lớp. Bọn tôi mắt la mày liếc xem thái độ cô bạn xinh xắn này thế nào. Lý nhìn ra ngay trò của chúng tôi. Lớp 12, với trình độ tiếng Nga ấy, tôi đã không hiểu làm sao Lý lại biết.. ui là cái gì. Tôi càng ngạc nhiên và cho đến bây giờ vẫn không thể lý giải nổi tại sao Lý lại... lại..ghét cái ...ui đến vậy.

Lý "quát" bọn tôi:

Các bạn thật quá đáng!

Quát thì chẳng sợ. Nhưng điều sợ nhất lại là.. Lý khóc.

Hải, lại trò của bạn. Lên xóa ngay!

Tôi và Tuyến chẳng cười được nữa. Tôi lặng lẽ lên bảng và cầm giẻ lau sạch bài thơ có mùi... ấy.

Một kỉ niệm, thật là một kỉ niệm khó quên.

Tuyến Già bây giờ là thầy giáo cấp ba tại một trường ở Khánh Hòa. Cái nghịch ngợm năm nao bây giờ còn không mà sao Tuyến Già im hơi bặt tiếng như một con cá lặn sâu?

 thì đã cùng tôi rong ruổi suốt chặng đường dài: 3 năm cấp ba, 1 năm Thanh Xuân, 1 năm Minsk, 5 năm Simpheropol. Mỗi khi gặp nhau tôi thường đùa cợt với Lý, với các bạn nữ trong lớp:

Chúng mình đã ăn ở với nhau từng ấy năm, thế mà chẳng có mụn con nào!

Chẳng hiểu Lý còn nhớ kỉ niệm này không?

Có thể bạn không nhớ. Nhưng tôi, tôi vẫn nhớ những giọt nước mắt lăn trên má bạn vào một buổi chiều chạng vạng năm nao.

Rất có thể từ những giọt nước mắt ấy mà tôi - thằng ngu dại này, đã biết bắt đầu một quá trình...khôn.

MỎNG MẢNH MỘT GÌ THÔI

                                    


Ta biết em ngại ngần va với gió,
Dẫu nguồn thương lẩn vẩn mảnh như chiều,
Tiềm tàng em mong mỏng một niềm yêu.

Ta biết em bời bời năm tháng lẻ,
Đơn bóng một mình em tuổi trẻ,
Lặng im lìm bèo dạt mé đơn côi.


Ta biết em se sẽ bồi hồi,
Nắng chiều thu trải vàng như tãi thóc,
Dấm dức đêm khuya em chợt khóc,
Ngần ngận tiếng ầu ơ...


Ru hời sáo đã sang sông,
Đò ngang cách trở,
Sáo chẳng sổ lồng, à ơi...


Em thoang thoảng gió chơi vơi,
Em mỏng mảnh một gì thôi ta à.

TRÊU TRĂNG


                     Trêu trăng chín thật mười đùa,
                       Gieo thơ vào vạt gió lùa môi trăng...


Kìa ánh trăng tuôn khuya khoắt,
Lưới vàng buông vắt trần gian.
Lọ là gan cóc tía cóc cụ,
Lòng sao trơ với vẻ dáng suông tình.

Hôm nào tớ nói cô mình xinh,
Lòng cô vẫn ngậm tăm như hến.
Tình mỹ nhân - con thuyền không bến,
Hương hoa thơm bướm đến đậu nhờ.
Dù là thoảng chốc như mơ,
Từ xưa cho đến tận giờ vẫn chi.
Thế thì phí phạm làm gì,
Sao cô mình để tháng ngày đi nhạt tanh nước ốc.

Đã có bao chàng cuội lăn lông lốc,
Vẫn mình cô thui thủi cô về đâu?

Cô ơi, duyên thắm với trầu,
Dẫu chẳng gối ấp tay kề,
Thì cũng lửa hồng hực hực...

Dẫu chẳng nhiều phen ngất ngây khoái cực,
Thì cũng hỉ xả tang bồng tỉ thí ái ân...
Đào với mận đà thế đã tha hồ,
Cuồng với gió...ô hồ phô duyên thắm.

Để đất trời nhuộm màu muối mắm,
Cho tình nhau trăng gió ta cùng say.
Có là muối mặn gừng cay,
Đời đã hẳn nhiều phen vui hơn tết.

Tớ kẻ tục phàm ham cô mê mệt,
Thế mà cô cứ vời vợi nơi xa...
 

Cô kia vũ trụ là nhà,
Ngọt lùi mía sắc rõ là dao cau.
Cái nhìn óng ánh hồn nhau,
Mênh mang nắng, áng vàng thau thế này.
Một mình ở chốn gió mây,
Vạn năm cô cứ hao gầy trần gian.